1. Đặc trưng nước thải sinh hoạt
- Chứa thành phần chất hữu cơ nhiều: BOD5, COD, SS, tổng P, tổng N cao.
- Nhiều vi sinh vật gây bệnh.
- Thành phần chất thải chứa nhiều dầu mỡ, chất tẩy rửa.
2. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Các phương pháp hóa học: dùng trong HTXLNT sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại
Phương pháp hoá lý: thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ XLNT hoàn chỉnh.
Phương pháp sinh học: trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các phương pháp như: Yếm khí, thiếu khí, hiếu khí....
Tùy vào lưu lượng thải và thành phần các chất ô nhiễm trong nước cũng như yêu cầu của nguồn nước tiếp nhận mà chũng tôi sẽ thiết kế các công trình xử lý nước thải hợp lý và chất lượng nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.