Mô tả qui trình
- Nước thải bệnh viện thu gom từ các khu vệ sinh, khu điều trị… được vận chuyển về bể điều hoà sau đó bơm lên hệ thống xử lý bao gồm các khâu: xử lý sinh học kị khí, xử lý sinh học hiếu khí và khử trùng. Nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu mức I theo TCVN.
- Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng bệnh viện để thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phù hợp.
Công suất (tính theo ca): Lưu lượng nước thải Q=100 m3/ngày; Q= 200 m3/ngày; Q= 300 m3/ngày; Q= 400 m3/ngày.
Tiêu chuẩn đạt được: TCVN.
- Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật khác: Trạm xử lý nước thải dễ xây lắp, vận hành và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hệ thống may loc nuoc xử lý đảm bảo được các yêu cầu về môi trường.
- Nước thải Bệnh viện là nguồn ô nhiễm động, phát triển dây truyền xử lý nước thải, gồm nhiều thành phần sống, các chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ… Các thành phần, các chất đó liên tục tương tác với nhau nảy sinh thêm các thành phần mới, chất mới với những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người. Vì vậy, cần phải có các giải pháp công nghệ để xử lý an toàn và triệt để, có hiệu quả nước thải bệnh viện, bảo đảm các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường.
I. NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN GỒM CÓ
Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút được thải ra từ bệnh nhân có thể dẫn đến lây lan. Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả các chất phóng xạ (dùng trong chẩn đoán và điều trị ). Các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt động của bệnh viện (hóa chất xét nghiệm và sản phẩm, các kim loại có trong các thiết bị dụng cụ y tế) Các chất thải giống như nước thải sinh hoạt.
II. CÁC CHẤT TRONG NƯỚC THẢI CÓ CÁC DẠNG VẬT LÝ
* Các chất rắn không tan trong nước có kích thước và tỷ trọng lớn dễ lắng và dễ lọc.
* Các chất rắn có kích thước nhỏ tạo nên huyền phù lơ lửng trong nước.
* Các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước (kể cả các chất khí và ion).
* Các chất dầu mỡ có tỷ trọng nhỏ nổi trên mặt nước.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG
1. Xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ hợp khối
Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mô-đun để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối MAY LOC NUOC còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.
Việc áp dụng công nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư. Bởi công nghệ này có thể giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng, dễ quản lý vận hành, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi.
2. Xử lý nước thải bằng bể lọc sinh học
Xử lý nước thải bệnh viện bằng bể lọc sinh học dễ xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo quản, giá thành rẻ. Nước thải sau xử lý sạch hơn tiêu chuẩn Việt Nam, có thể thải thẳng ra môi trường không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
3. Biện pháp xử lý bằng phương pháp hóa sinh
- Biện pháp xử lý hóa sinh là biện pháp xử lý kết hợp giữa phương pháp xử lý sinh học và phương pháp xử lý hóa học. Nước thải sau khi áp dụng phương pháp này được làm sạch đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7382:2004 và được đưa vào hệ thống thoát nước chung.
Ưu điểm: Công nghệ và công trình linh động, phù hợp với điều kiện từng bệnh viện. Kinh phí đầu tư xây dựng giảm từ 3-10 lần so với nhập từ nước ngoài.
IV. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ OZONE VÀO MAY LOC NUOC XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
- Nước thải ô nhiễm làm cho không khí xung quanh cũng bị ô nhiễm và lây lan rất nhanh, rất phức tạp và khó kiểm soát. Để triệt các ô nhiễm loại này cần đồng thời và nhanh chóng ức chế phát triển, gom trói cô lập, tiêu diệt vi sinh, trừ khử dứt điểm và đào thải càng sớm càng tốt.
Một trong những giải pháp hiệu quả cao và an toàn là tiến hành ức chế gom trói bằng ion âm và phân hủy bằng công nghệ ôxy hóa sâu AOP (Advanced Oxydation Processes) – đã được Hiệp hội Ozone quốc tế IOA giới thiệu lần đầu tiên tháng 6 năm 2000 tại Hội thảo quốc tế ở TOKYO (Nhật Bản). Trong đó đã dùng ion âm tiền xử lý và phối hợp với Ozone có nồng độ cao (đôi khi cho thêm cả nước oxy già H2O2 ) để tạo thêm hydro oxy ion âm HO- làm tăng cường độ và năng lực oxy hóa giúp xử lý sạch nhanh và triệt để những ô nhiễm “cứng đầu” nhất.
1. Giải pháp Oxy hóa sâu với thiết bị Ozonefresh
- Đó là sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam công nghệ oxy hóa sâu AOP với thiết bị Ozonefresh.
Ở Việt Nam, từ giữa năm 2001 giải pháp kết hợp ion âm và Ozone đã được ứng dụng để sát khuẩn, trừ khử dư lượng nông dược dính bám trên rau quả thực phẩm.
- SIDETECH chế tạo được OEM với 2 nhóm: cỡ nhỏ (S) – Gia dụng – luôn có sẵn, và cỡ trung (M) – Công nghiệp – Lắp ráp theo đơn đặt hàng. Các bộ kiện, tổ kiện cấu thành thiết bị SINH PHÚ sử dụng vật liệu linh kiện khô, cứng, mạch tích hợp IC, IGBT chuyên dụng …và được bảo vệ vững chắc trong khối Epoxy đúc chân không. Buồng Ozone dùng xung tần số cao đến 70 KHz tạo Plasma trên nền đế sứ Crome-Aluminium tinh sạch/ thép inox chịu Ozone, axit, kiềm/ kết cấu làm mát đồng thời cả ngoài và trong giúp cho Buồng tạo Ozone (trái tim của máy) làm việc ổn định, đạt tuổi thọ trên 100.000 giờ làm việc (15 – 20 năm)
2. Lựa chọn Công nghệ – Thiết bị
- Công nghệ, với bài toán cho trước: Diệt nang, bào tử và khuẩn đồng hành, diệt virus chống lây nhiễm, tiêu trừ dư lượng chất kháng sinh và hoá chất độc hại cho lượng 100 m3/ngày đêm nước thải bệnh viện đã qua xử lý cấp 1 và 2 trước khi thải ra ngoài … và Tảy uế trực tiếp nước thải từ các phòng mổ, tắm, thay băng, khoa lây, … thải ra, đều vận dụng quy chế xử lý nước miễn lây nhiễm D/DBP – 1998 của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ – EPA, và tham khảo kinh nghiệm của Ridenour, Ingols R.S … và một số chuyên gia CHLB Đức.
Giả thiết nước có pH 6-8, nhiệt độ 20 độ C, lượng khuẩn 500.000 – 1.000.000 con/1ml. Khi nồng độ Ozone 0,1 g/ m3 thì thời gian vô hiệu hoá virus viêm tuỷ xám MV và LE không quá 20 phút, khuẩn E-coli và S-faecalis là 15 giây. Với nồng độ 0,15 rút ngắn còn 4 phút, còn với nồng độ 0,4 thì hầu hết các chủng loại vi khuẩn, virus bị tiêu diệt hoàn toàn trong tức khắc/ trong khi nếu dùng Clo với nồng độ 1g/m3 phải mất 3 giờ.
- Tuy nhiên do còn phải trừ khử ít nhiều tàn lưu các chất kháng sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu nông, thuỷ sản như Cloramphenicol, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Vancomycin, M Metronidazole, Norfloxacin, Dafsone … và oxy hoá một số hoá chất khử trùng truyền thống như Foocmalin, Cloramin, Iode … hay kim loại nặng khác nên dự kiến sử dụng Ozonefresh, chọn nồng độ 0,3 g/m3 thời gian xử lý tối thiểu 30 phút – với nước thải tổng hợp đã xử lý cấp 1 và 2 chứa trong bể, và 0,5 g/m3 trong 5 phút để tảy uế trực tiếp nước thải ngay trên đường ống là an toàn và kinh tế. So sánh nếu dùng các loại máy Ozone thông thường muốn đạt kết quả này phải tăng công suất 2-3 lần hoặc kéo dài thời gian xử lý 4-5 lần mới đạt ngưỡng cần thiết nếu không thì coi như vô tác dụng – gọi là “Hiệu ứng được cả hoặc chẳng được gì” (All or None Effect).